Ting ting ting, bạn có đơn hàng mới!
Xử lý đơn hàng đa sàn là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, việc quản lý đơn hàng từ nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau có thể gặp nhiều thách thức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê 9 sai lầm thường gặp của nhà bán hàng khi xử lý đơn hàng đa sàn và cách khắc phục chúng để đảm bảo quá trình xử lý đơn hàng được thuận tiện và hiệu quả hơn.
Mục lục
Sai lầm Nhà bán hàng thường gặp khi xử lý đơn hàng đa kênh
Đối với người bán hàng, tiếng thông báo về đơn hàng mới qua tin nhắn có lẽ là âm thanh hấp dẫn nhất. Họ càng nghe nhiều thì càng phấn khích. Khi có đơn hàng mới, họ sẽ tiến hành xử lý ngay. Nếu bạn chỉ có một cửa hàng bán ở một sàn thì việc xử lý đơn hàng nhiều cũng sẽ không quá khó khăn đối với những người bán hàng kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều cửa hàng bán ở nhiều sàn thì việc xử lý đơn hàng nhiều có thể gặp phải nhiều sai sót.
Mắc lỗi khi xử lý đơn hàng có thể dẫn đến việc giao nhầm hàng hoặc thậm chí là mất hàng. Nếu có khách hàng khiếu nại về việc không nhận được hàng đã đặt, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Điều này có thể khiến khách hàng của bạn đánh giá tiêu cực về cửa hàng của bạn. Do đó, việc xử lý đơn hàng chính xác và nhanh chóng là rất quan trọng đối với người bán hàng.
Dưới đây là 9 sai lầm thường gặp khi xử lý đơn hàng đa sàn, bạn xem thử mình có đang gặp sai lầm nào không nhé!
1. Tốc độ xử lý đơn hàng chậm
Xử lý đơn hàng nhanh rất quan trọng cho người bán hàng đa sàn, nhà bán hàng cần chuẩn bị hàng, xử lý đơn hàng, in phiếu giao hàng, đóng gói hàng, đối với những đơn hàng hỏa tốc cần xử lý nhanh hơn đơn hàng thường rất nhiều, và vì thế, tốc độ xử lý đơn hàng của Nhà bán rất quan trọng, nếu bạn xử lý đơn hàng còn chậm thì hãy thay đổi nhé!
2. Bỏ sót đơn hàng
Điều này khó xảy ra khi bạn bán hàng trên một nền tảng, tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc bán hàng đa nền tảng sẽ rất có khả năng bạn bị bỏ sót đơn hàng và việc xử lý đơn hàng không kịp thời dẫn đến việc shop của bạn có khả năng nhận án phạt từ sàn.
3. Quản lý đơn hàng theo nhiều file excel
Đôi khi việc quản lý excel cho các thông tin sản phẩm, tồn kho, đơn hàng,… sẽ làm bạn rối và không kiểm soát cập nhật thường xuyên, gây nên sai sót và nhầm lẫn. Việc quản lý theo từng file excel riêng lẻ cho các shop các sàn sẽ ảnh hưởng đến việc thống kê, tổng hợp số liệu đa kênh, có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để tính toán, hợp nhất thông tin.
4. Không chú trọng việc quản lý số lượng tồn kho
Bạn đừng vội nghĩ ngay rằng quy trình quản lý đơn hàng liên quan gì đến số lượng tồn kho, nhầm đấy, liên quan chặt chẽ là đằng khác. Người bán đa sàn cần theo dõi tình hình hàng tồn kho và bổ sung hàng tồn kho kịp thời để tránh xảy ra tình trạng bán quá, hàng trong kho thực tế đã hết nhưng số lượng trên sàn vẫn còn, có đơn hàng vẫn tiếp tục ra đơn, và nếu bạn là nhà bán, bạn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của tình huống này rồi phải không ạ?
5. Đóng gói sai hàng
Khi xử lý nhiều đơn hàng đa nền tảng, nếu bạn không có quy trình nhặt hàng khoa học, bạn rất dễ nhặt nhầm hàng, đóng gói sai dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng.
6. Theo dõi vận chuyển
Nhà bán hàng đa sàn cần theo dõi tình hình vận chuyển, xử lý kịp thời các vấn đề vận chuyển của đơn hàng, tránh tranh chấp không cần thiết.
7. Không theo dõi đơn hàng đa sàn trong thời gian thực
Các nhà bán hàng trên sàn hiểu rõ rằng đơn hàng không bao giờ luôn luôn đạt đến đơn hàng đã hoàn thành, tức là đơn hàng thành công, gửi đi và trao cho người nhận một cách trơn tru, không có bất cứ trở ngại gì. Bên cạnh đơn hàng thành công sẽ có đơn hàng hoàn, đơn hàng từ chối nhận hàng trước khi ký nhận, cũng có thể là hoàn lại sau khi ký nhận, và để theo dõi những đơn hàng hoàn khi bán đa kênh, bạn có thể sẽ bỏ sót và không kịp xử lý đấy.
8. Không tạo biên bản bàn giao
Biên bản bàn giao là một chứng từ được in ra khi xử lý đơn hàng và đưa cho shipper ký khi nhận gói hàng. Trên biên bản bàn giao sẽ ghi rõ thông tin gói hàng, mã vận đơn, thời gian in, ngày nhận bưu kiện. Nếu bưu kiện bị mất hoặc hư hỏng, nó có thể được dùng làm bằng chứng yêu cầu bên vận chuyển bồi thường.
9. Quản lý tài chính chưa hiệu quả
Nhà bán hàng đa sàn cần quản lý tốt tài chính, thu chi đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý đơn hàng do vấn đề tài chính.
Giải pháp tối ưu cho bạn khi bán hàng đa kênh
Bạn có thể gặp phải một vài sai lầm phía trên, cũng có thể gặp nhiều sai lầm hơn nữa, có cách vẹn toàn để bạn khắc phục được những sai lầm này đồng thời tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng thật khoa học, thông minh khi bạn sử dụng BigSeller để xử lý đơn hàng đa sàn tập trung trên một giao diện màn hình.
BigSeller Omnichannel- hệ thống ERP được TikTok Shop công nhận là ứng dụng phổ biến nhất sẽ giải quyết được “nỗi đau” cho nhà bán hàng đa kênh, giúp bạn hoàn thiện quy trình xử lý đơn hàng, nâng cao hiệu suất kinh doanh, giảm tỷ lệ xảy ra lỗi.
Nguồn Blog BigSeller
Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm BigSeller qua các kênh sau nhé:
l Nhóm zalo:
l Email: support@bigseller.com